Tổng hợp 10 điều sai lầm bạn thường mắc phải khi dùng máy sấy quần áo

Máy sấy quần áo đang dần trở thành một thiết bị thường được các gia đình ưu tiên chọn lựa. Cùng chúng tôi điểm qua 10 sai lầm thường mắc phải khi sử dụng máy sấy quần áo để bạn có thể tránh khi dùng máy nhé.

Mục lục chính [Ẩn]

    Sấy quần áo khi còn ướt

    Quần áo còn ướt là quần áo chưa được vắt, còn đang nhỏ nước. Nếu như bạn đang sử dụng loại máy sấy chuyên dụng thì không vấn đề gì, nhưng với các loại tủ sấy thì lại rất nguy hiểm.

    Do quạt sấy được đặt ngay bên dưới giá treo quần áo, khi nước nhỏ vào có thể gây rò điện, thậm chí cháy máy. Vì vậy, trước khi cho vào, bạn cần vắt cho kỹ, tránh để quần áo còn nhỏ nước.

    Không phân loại quần áo

    Hầu hết chúng ta do không có thời gian nên thường bỏ chung quần áo vừa giặt xong vào máy để sấy chung hết một lần. Tuy nhiên, bạn nên phân loại quần áo theo từng loại vải khác nhau và chọn chế độ phù hợp với loại quần áo đó.

    Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm điện khi dùng máy mà còn giúp quần áo khô nhanh, và hạn chế hư tổn cho sợi vải.

    Sấy quần áo có các chi tiết keo, dầu mỡ

    Đây là lỗi mà hầu như ai cũng từng mắc phải. Những chất như keo, dầu mỡ có thể bị chảy loang ra làm hư hỏng quần áo, thậm chí là gây cháy máy.

    Rất nhiều chị em sau khi sấy quần áo xong còn ngửi thấy mùi khét. Đây có thể là do quần áo của bạn đã bị dính phải kẹo cao su. Vì vậy, trước khi cho quần áo vào máy sấy quần áo bạn hãy kiểm tra thật kỹ nhé.

    Mặc quần áo khi vừa sấy xong

    Khi quần áo vừa được sấy xong, các liên kết trong sợi vải thường bị giãn ra và rất dễ bị nhăn. Vì vậy, bạn nên treo quần áo ra ngoài cho nguội hẳn rồi hãy mặc vào. Nếu máy sấy của bạn có chế độ gió mát thì hãy chọn nó để giúp quần áo mau nguội hơn.

    Sấy quần áo có các vật nhọn, kẹo cao su

    Nên kiểm tra lại xem có vật nhọn, kẹo cao su hay các vật dễ gây cháy nổ có trong quần áo hay không. Vì khi cho vào lồng sấy lấy nhiệt độ lúc này có thể đạt tới 70 độ C.

    Nếu để các vật nhọn có thể gây nóng và làm hỏng quần áo, hoặc nếu có vật như bật lửa khi gặp nhiệt độ cao có thể nổ vây ra chập cháy. Đối với kẹo cao su cũng rất hay dễ bám vào quần áo nếu để chúng ở nhiệt độ cao sẽ gây tan chảy và bám vào quần áo khác.

    Sấy quần áo liên tục nhiều lần

    Bạn không nên sử dụng máy sấy liên tục trong thơi gian dài hoặc sấy nhiều mẻ liên tiếp nhiều lần. Hãy nên để máy nghỉ sau khi sấy quần áo, thời gian bạn nên cho thiết bị nghỉ tầm 15 đến 20 phút, vì đây là thiết bị làm nóng nên chúng không thể hoạt động liên tiếp trong một khoảng thời gian dài.

    Bỏ quần áo quá nhiều hoặc quá ít

    Quần áo cần sấy với một lượng nhỏ hoặc quá ít bỏ trong máy sấy cũng có thể làm tăng thời gian sấy khiến máy lãng phí năng lượng và gây hao tốn điện năng.

    Vì vậy, khi sấy ít đồ, bạn nên bỏ vài chiếc khăn vào để tránh hiện tượng vón cục cho quần áo, hãy nên sấy với trọng lượng vừa đủ giúp máy chạy hiệu quả và ít gặp sự cố hơn, mà còn đảm bảo được chất lượng và tuổi thọ của máy.

    Mở cửa máy sấy thường xuyên

    Để tăng hiệu suất sấy đồ tốt và nhanh chóng nhất, bạn nên tránh mở cửa máy sấy sau khi bắt đầu một chu trình sấy, để giữ không khí nóng bên trong máy. Vì mỗi khi bạn mở cửa máy sấy ra, lồng giặt sẽ mất nhiệt và tăng thêm thời gian cho chu trình sấy, điều này gây tốn kém năng lượng và hiệu quả hoạt động.

    Để quần áo quá lâu trong máy sấy

    Sau khi hoàn thành việc sấy khô, bạn nên mang quần áo ra bên ngoài và treo lên để thông thoáng nhiệt độ và ít nhăn trước khi mặc. Nếu bạn để quần áo quá lâu sau khi đã hoàn thành việc sấy sẽ khiến nếp nhăn có thể hình thành và quần áo thậm chí bị co lại do nhiệt dư trong máy.

    Không vệ sinh định kì

    Máy sấy cũng giống máy giặt, do đó bạn cần vệ sinh định kỳ bằng xà phòng và nước sau 1 khoảng thời gian dùng. Mỗi tháng hoặc vài tháng cần làm sạch để tăng hiệu quả sấy cao nhất cũng như ngăn ngừa việc hỏa hoạn do xơ vải và cặn tích tụ trong máy, gây ra giảm sút hiệu quả sấy.

    Với các lưu ý bên trên, hi vọng sẽ giúp bạn tránh mắc phải để chiếc máy sấy quần áo của mình luôn hoạt động ổn định, bền bỉ và không làm hư hại quần áo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới đây để được giải đáp.

    Tin liên quan

    Quần áo bị dính lông khi giặt máy? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Máy giặt Panasonic báo lỗi H01 và cách khắc phục chi tiết

    Cách cho nước xả vải vào máy giặt Samsung người mới dùng nên biết

    Hướng dẫn sửa lỗi SUD máy giặt Samsung nhanh chóng

    4 mẹo giặt quần áo cho người bận rộn đơn giản, nhanh chóng

    Lưu ý chọn mua máy giặt có kích thước phù hợp không gian nhà

    Khám phá chế độ giặt ngâm trên máy giặt là gì và khi nào nên dùng?

    Nhà có 4 người nên mua máy giặt mấy kg thì phù hợp?

    Lỗi E71 máy giặt Toshiba và cách sửa lỗi đơn giản

    Cách giặt áo len không giãn và xù lông bằng máy giặt dễ dàng

    Đánh giá chi tiết máy giặt sấy Panasonic dòng FC mới 2022

    Cách cho nước xả vào máy giặt LG đúng chuẩn, giúp quần áo thơm lâu

    Cách giặt quần áo thơm lâu bằng máy giặt mà bạn nên biết

    Máy giặt sấy là gì? Có nên mua máy giặt sấy không?

    Có nên rút điện máy giặt sau khi sử dụng không?

    Ưu nhược điểm của các hãng máy giặt hiện nay. Nên mua máy giặt của hãng nào?

    Lỗi EHO máy giặt Electrolux là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi EHO

    Hướng dẫn giặt thảm bằng máy giặt đúng cách, hiệu quả ngay tại nhà

    Cách vệ sinh máy lạnh Toshiba tại nhà chi tiết và một số lưu ý

    Cách giặt áo da bằng máy giặt không lo bị bong tróc