Tại sao phải phân loại quần áo trước khi giặt máy?

Việc phân loại quần áo trước khi giặt là một công đoạn quan trọng không chỉ giúp quá trình giặt được nhanh chóng mà còn làm tăng tuổi thọ cho chiếc máy giặt của bạn. Để biết được những lợi ích của việc phân loại, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Mục lục chính [Ẩn]

    Lý do phải phân loại quần áo trước khi giặt máy

    Để quần áo bền đẹp

    Quần áo được làm từ nhiều chất liệu, tính chất, cấu tạo khác nhau nên khi giặt giũ cũng khác nhau. Chính vì vậy, việc bạn phân loại quần áo trước khi giặt sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ quần áo đáng kinh ngạc.

    Bạn có thể chỉ tốn từ 4 - 7 phút để phân loại quần áo có cấu tạo hoặc chất liệu giống nhau. Chẳng hạn, bạn có thể giặt chung những loại vải giống nhau hoặc có tính chất tương tự nhau sẽ giúp tăng độ bền cho quần áo.

    Để lựa chọn chế độ giặt phù hợp

    Việc phân chia quần áo thành các chất liệu riêng biệt với nhau, cho phép bạn chọn được chế độ giặt phù hợp với từng loại. Ví dụ: Bạn chia quần áo trẻ em với quần áo có chất liệu cotton riêng biệt, sau đó để máy giặt ở hai chế độ giặt phù hợp giúp máy giặt nhanh và tiết kiệm điện.

    Nếu không phân loại quần áo và chọn chế độ giặt, máy giặt sẽ tiến hành giặt ở chế độ tự động, mực nước, tốc độ quay vắt và cả thời gian giặt đều là tự động. Quần áo mỏng, nhẹ sẽ bị quay vắt ở tốc độ bình thường, từ đó làm cho quần áo sẽ nhanh hư hỏng.

    Để bảo vệ lồng giặt

    Phân loại quần áo trước khi giặt, sẽ giúp bạn kiểm tra lại quần áo có đồ vật còn sót lại như chìa khóa, bút,... không, từ đó giúp bảo vệ lồng giặt trong lúc máy hoạt động.

    Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp máy giặt bị hư lồng giặt do các vật cứng bị bỏ trên trong túi áo, quần. Đồng thời, chúng sẽ va đập mạnh vào lồng giặt trong lúc thiết bị quay vắt, gây xước lồng giặt, tắc nghẽn bộ lọc xơ vải, tắc nghẽn ống nước,...

    Hướng dẫn cách phân loại quần áo trước khi giặt máy

    Phân loại theo màu sắc

    Nếu bạn không muốn quần áo mình bị pha tạp nhiều màu sắc sau khi giặt, thì việc phân loại theo màu sắc trước khi giặt là điều rất cần thiết, đặc biệt là đối với đồ trắng và đồ màu.

    • Đối với các đồ có màu trắng như quần áo, khăn, vỏ gối, tất,... bạn nên giặt bằng nước nóng trong khoảng từ 50 độ C.
    • Đối với quần áo có màu sáng như hồng, xanh, cam,... bạn nên giặt ở nhiệt độ tối ưu là 35 độ C.
    • Đối với quần áo có màu tối như đen, xanh thâm, jeans,... đây là những loại vải có đặc điểm là rất dễ ra màu khi giặt, chính vì vậy bạn nên giặt chúng ở mức 25 độ C.

    Phân loại theo chất liệu vải và độ dày của quần áo

    Bên cạnh việc phân loại quần áo theo màu sắc, bạn cũng nên chú ý đến chất liệu vải khi giặt vì mỗi loại quần áo sẽ có cấu tạo và tính chất khác nhau. Do vậy mà bạn không thể giặt chung với nhau trong cùng một điều kiện. Bạn có thể phân chia như sau:

    • Đối với vải kaki, jeans bạn có thể chọn chế độ giặt giũ mạnh.
    • Đối với các vải lanh, cotton hay sợi nhân tạo,... thì nên chọn chế độ giặt giũ nhẹ tránh làm hư tổn sợi vải.
    • Đối với một số vải đặt biệt như tơ tằm, voan,... không thể giặt được với nước nóng hay chất tẩy mạnh, thì bạn nên chọn chế độ giặt phù hợp hoặc có thể giặt bằng tay.

    Phân loại quần áo theo mức độ bám bẩn

    Đối với các quần áo bị bám bẩn nhiều hoặc bị ố vàng, bạn cần phải xử lý trước khi giặt hoặc áp dụng chu trình giặt hợp lý. Do đó, chúng cần phải được giặt riêng với những quần áo ít bám bẩn hơn để đạt được hiệu quản làm sạch nhất. 

    Phân loại theo hướng dẫn giặt là trên nhãn mác quần áo

    Các ký hiệu giặt thường được các nhà sản xuất in trên nhãn mác quần áo. Cụ thể, các loại vải thường có thể giặt ở nhiệt từ 25 - 60 độ C. Tuy nhiên, bạn có thể gom các loại quần áo có chất liệu vải mỏng manh, dễ nhăn nhúm giặt cùng nhau trong một chu trình giặt nhẹ.

    Một số lưu ý khi giặt quần áo bằng máy giặt

    Lộn trái quần áo trước khi cho vào máy giặt

    Trước khi tiến hành giặt quần áo, bạn nên lộn trái chúng bởi quần áo trong máy giặt chịu rất nhiều sự cọ xát, và lộn trái quần áo khi giặt giúp các loại vải như: lông thú, len, không bị sút sổ. Không chỉ vậy, việc làm này còn giúp vải không bị phai màu và quần áo sẽ bền hơn.

    Kiểm tra kỹ các túi quần, áo

    Trước khi bỏ quần áo vào máy giặt, bạn nên kiểm tra các túi áo, quần để tránh sót tiền, khăn giấy, bút,... làm hỏng máy hoặc quần áo khi giặt.

    Không nên giặt quá nhiều hoặc quá ít

    Khi bạn bỏ lượng quần áo phù hợp thì máy giặt mới phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất. Nếu giặt quá ít sẽ lãng phí điện, nước và làm quần áo nhanh hỏng. Ngược lại, giặt quá nhiều có thể sẽ làm quần áo không sạch và cũng làm máy giặt trở nên quá tải. 

    Hy vọng bài viết trên đã giải thích tại sao phải phân loại quần áo trước khi giặt máy và có thể giúp bạn phân loại đúng cách. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn mua máy giặt bạn hãy để lại bình luận dưới đây nhé!

    Tin liên quan

    Quần áo bị dính lông khi giặt máy? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Máy giặt Panasonic báo lỗi H01 và cách khắc phục chi tiết

    Cách cho nước xả vải vào máy giặt Samsung người mới dùng nên biết

    Hướng dẫn sửa lỗi SUD máy giặt Samsung nhanh chóng

    4 mẹo giặt quần áo cho người bận rộn đơn giản, nhanh chóng

    Lưu ý chọn mua máy giặt có kích thước phù hợp không gian nhà

    Khám phá chế độ giặt ngâm trên máy giặt là gì và khi nào nên dùng?

    Nhà có 4 người nên mua máy giặt mấy kg thì phù hợp?

    Lỗi E71 máy giặt Toshiba và cách sửa lỗi đơn giản

    Cách giặt áo len không giãn và xù lông bằng máy giặt dễ dàng

    Đánh giá chi tiết máy giặt sấy Panasonic dòng FC mới 2022

    Cách cho nước xả vào máy giặt LG đúng chuẩn, giúp quần áo thơm lâu

    Cách giặt quần áo thơm lâu bằng máy giặt mà bạn nên biết

    Máy giặt sấy là gì? Có nên mua máy giặt sấy không?

    Có nên rút điện máy giặt sau khi sử dụng không?

    Ưu nhược điểm của các hãng máy giặt hiện nay. Nên mua máy giặt của hãng nào?

    Lỗi EHO máy giặt Electrolux là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi EHO

    Hướng dẫn giặt thảm bằng máy giặt đúng cách, hiệu quả ngay tại nhà

    Cách vệ sinh máy lạnh Toshiba tại nhà chi tiết và một số lưu ý

    Cách giặt áo da bằng máy giặt không lo bị bong tróc