Nên phơi hay sấy quần áo? Ưu, nhược điểm của phơi và sấy quần áo

Nếu bạn đang phân vân không biết nên phơi hay dùng máy sấy quần áo sẽ tốt hơn vậy thì hãy cùng baoduongmaygiat tìm hiểu xem ưu, nhược điểm của từng phương pháp này để biết nên phơi hay là sấy quần áo nhé!

Mục lục chính [Ẩn]

    Ưu, nhược điểm khi phơi quần áo ngoài trời

    Ưu điểm

    • Tiết kiệm năng lượng: Vì sử dụng nguồn nhiệt miễn phí tỏa ra từ mặt trời để làm khô quần áo, không cần sử dụng điện.
    • Không tốn bất kỳ khoản chi phí nào: Bạn sẽ không lo về các khoản chi phí để mua, bảo dưỡng máy sấy.
    • Bảo vệ môi trường: Vì bạn không cần sử dụng điện để làm khô quần áo

    .

    Nhược điểm

    • Tốn diện tích: Để phơi đồ bạn cần có một khoảng sân rộng có ánh nắng mặt trời, điều này sẽ rất khó khăn với những ai ở chung cư không có ban công.
    • Tốn thời gian, công sức: Mỗi lần giặt xong, bạn sẽ phải tốn thời gian để phơi từng bộ đồ, thêm vào đó, thời gian khô cũng lâu hơn so với máy sấy.
    • Quần áo nhanh bị bạc màu: Khi phơi dưới ánh nắng lâu ngày, lượng bức xạ từ mặt trời sẽ khiến các liên kết phân tử màu sắc bị đứt gãy, dẫn đến quần áo nhanh phai màu.
    • Làm biến dạng quần áo: Vì khi phơi quần áo ngoài trời nắng gắt thì quần áo sẽ dễ bị biến dạng, nhăn nhúm, khô quắp lại.
    • Phụ thuộc vào thời tiết: Vì làm khô nhờ mặt trời nên nếu vào mùa mưa bão, quần áo sẽ bị ẩm ướt, lâu khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
    • Có thể gây hại cho sức khỏe: Khi phơi ngoài trời, quần áo có nguy cơ tiếp xúc với bụi bẩn trong không khí, dễ gây ra các bệnh về da hoặc hô hấp.

    Ưu, nhược điểm khi sử dụng máy sấy quần áo

    Ưu điểm

    • Tiết kiệm không gian: Phù hợp với những nhà không có chỗ phơi như chung cư.
    • Tiết kiệm thời gian: Thời gian sấy khô chỉ từ 100 - 120 phút, nhanh hơn so với phơi ngoài trời.
    • Ít tốn công sức: Bạn chỉ cần phân loại, cho đồ vào máy và ấn nút, không hề tốn nhiều sức như khi phơi quần áo.
    • Không phụ thuộc vào thời tiết: Bất kể nắng mưa, bạn sẽ luôn có quần áo khô để mặc.
    • Có thể không cần ủi sau sấy: Một số máy sấy quần áo hiện đại có chức năng chống nhăn, hạn chế nếp nhăn trên vải, tiết kiệm thời gian ủi.

    Nhược điểm

    • Tốn chi phí mua máy sấy: Bạn sẽ phải bỏ ra từ 6 - 20 triệu đồng để sở hữu một chiếc máy sấy (mức giá cập nhật ngày 01/08/2022).
    • Tốn thêm chi phí điện: Tùy vào mỗi loại máy sấy mà lượng điện sử dụng cũng khác nhau, tiết kiệm điện nhất là máy sấy bơm nhiệt, tiếp đó là máy sấy thông hơi, cuối cùng là máy sấy ngưng tụ.
    • Tốn công sức, và tiền bảo trì máy sấy: Các máy sấy sau một thời gian sử dụng cần được vệ sinh và làm sạch. Đôi khi máy sẽ gặp lỗi và cần phải được sửa chữa.
    • Một số quần áo không thể sấy bằng máy: Những trang phục cầu kỳ hoặc làm từ chất liệu nhung, len. Tuy nhiên, đối với các dòng máy sấy hiện đại, trang bị nhiều tính năng, với chương trình sấy đa dạng thì điều này không thành vấn đề.

    Nên phơi hay sấy quần áo?

    Khi nào thì nên phơi quần áo?

    • Không gian nơi bạn sống thoáng mát, rộng rãi, cho phép phơi đồ ngoài trời.
    • Bạn muốn tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết, bảo vệ môi trường.
    • Muốn các sợi vải bền, đẹp, không bị biến dạng.
    • Công việc của bạn không quá bận rộn, và thích vận động ngoài trời.

    Khi nào thì nên sử dụng máy sấy quần áo?

    • Bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức để dành vào việc khác.
    • Chỗ ở nhỏ hẹp, không có đủ điều kiện phơi đồ.
    • Không muốn quần áo khô phụ thuộc vào thời tiết.
    Tóm lại, phơi hay sấy khô quần áo bằng máy đều có ưu nhược điểm riêng, bạn hãy xem xét điều kiện, mục đích sử dụng là gì mà lựa chọn phương pháp phù hợp. Tốt hơn nữa, bạn có thể dùng cả 2 phương pháp, phơi ngoài trời khi có thời gian và thời tiết đẹp; dùng máy sấy khi trời mưa bão hoặc cần đồ khô gấp.

    Mẹo sử dụng máy sấy quần áo tiết kiệm điện

    Để sử dụng máy sấy quần áo mà không tiêu tốn quá nhiều điện năng, bạn nên lưu ý những điều sau đây nhé:

    • Vắt quần áo cho thật ráo nước trước khi cho vào máy sấy..
    • Không nên cho đồ vượt quá khối lượng sấy của máy.
    • Chọn chương trình phù hợp với từng loại quần áo, nếu quần áo ít bạn có thể dùng chế độ sấy nhanh để tiết kiệm thời gian và năng lượng.
    • Sử dụng máy sấy bơm nhiệt hoặc các loại máy sấy có Inverter để tiết kiệm điện tối ưu.

    Trên đây là những điều bạn cần biết về ưu, nhược điểm của 2 phương pháp phơi và sấy quần áo. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể chọn ra được phương pháp phù hợp với mình nhé!

    Tin liên quan

    Quần áo bị dính lông khi giặt máy? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Máy giặt Panasonic báo lỗi H01 và cách khắc phục chi tiết

    Cách cho nước xả vải vào máy giặt Samsung người mới dùng nên biết

    Hướng dẫn sửa lỗi SUD máy giặt Samsung nhanh chóng

    4 mẹo giặt quần áo cho người bận rộn đơn giản, nhanh chóng

    Lưu ý chọn mua máy giặt có kích thước phù hợp không gian nhà

    Khám phá chế độ giặt ngâm trên máy giặt là gì và khi nào nên dùng?

    Nhà có 4 người nên mua máy giặt mấy kg thì phù hợp?

    Lỗi E71 máy giặt Toshiba và cách sửa lỗi đơn giản

    Cách giặt áo len không giãn và xù lông bằng máy giặt dễ dàng

    Đánh giá chi tiết máy giặt sấy Panasonic dòng FC mới 2022

    Cách cho nước xả vào máy giặt LG đúng chuẩn, giúp quần áo thơm lâu

    Cách giặt quần áo thơm lâu bằng máy giặt mà bạn nên biết

    Máy giặt sấy là gì? Có nên mua máy giặt sấy không?

    Có nên rút điện máy giặt sau khi sử dụng không?

    Ưu nhược điểm của các hãng máy giặt hiện nay. Nên mua máy giặt của hãng nào?

    Lỗi EHO máy giặt Electrolux là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi EHO

    Hướng dẫn giặt thảm bằng máy giặt đúng cách, hiệu quả ngay tại nhà

    Cách vệ sinh máy lạnh Toshiba tại nhà chi tiết và một số lưu ý

    Cách giặt áo da bằng máy giặt không lo bị bong tróc